Khác với người lớn, trẻ em có khả năng bắc chước cách phát âm và tiếp thu ngoại ngữ một hoàn toàn tự nhiên. Người ta thường cho rằng dạy tiếng Anh cho trẻ em sẽ khó hơn người lớn vì các em còn nhỏ khả năng tiếp thu lượng kiến thức lớn là chưa cao. Thế nhưng, hoàn toàn ngược lại với suy nghĩ đó, trẻ em có những yếu tố tiếp thu tiếng Anh mà người lớn không có.
Lợi ích của việc học tiếng Anh từ bé
Trẻ em vẫn hay học ngôn ngữ mẹ đẻ theo hình thức bắt chước nói theo một cách bẩm sinh hoàn toàn tự nhiên. Đây là một lợi thế rất tốt được sử dụng làm chiến lược khi dạy học tiếng Anh cho trẻ em từ sớm.
Ở thời điểm này, việc học của các con chủ yếu là vừa học vừa chơi, các con sẽ được học tiếng Anh qua các trò chơi cùng các bạn và có người lớn tham gia cùng. Thông qua các hoạt động trong trò chơi và ngôn ngữ hình thể của người hướng dẫn các con sẽ hiểu được các từ khóa liên quan đến trò chơi.
Trẻ luôn có xu hướng bắt chước và làm theo các nhân vật mà bé yêu thích trong phim hoạt hình mà bé xem. Đây cũng là một ưu thế mà chúng ta có thể dựa vào để giúp trẻ học tiếng Anh qua các chương trình thiếu nhi bé xem hằng ngày. So với việc học theo chương trình và ngồi nhiều giờ để giải các bài tập tiếng Anh được các cô giao trên lớp. Thì việc học thông qua các chương trình thiếu nhi bằng tiếng Anh sẽ giúp bé bớt nhàm chán và căng thẳng hơn.
Trẻ nhỏ thường học tập bằng việc quan sát và lắng nghe mọi người và mọi vật xung quanh mình. Cách phát âm của trẻ cũng được hình thành như thế, các con tiếp thu một cách tự nhiên bằng cách lặng nghe và cảm nhận âm điệu của người lớn. Khi bước vào tuổi dậy thì khả năng tiếp thu ngôn ngữ của chúng ta sẽ giảm dần, thay vì học cảm tính chúng ta sẽ chuyển qua hình thức học có ý thức.
>>> Bí quyết tạo không gian học tập phù hợp với tâm lý của trẻ
Nắm bắt tầm lý qua từng giai đoạn
Học tập cũng giống như quá trình phát triển của con người sẽ được chia ra thành các giai đoạn khác nhau. Vậy các giai đoạn học tiếng Anh cho trẻ em được phát triển như thế nào?
Giai đoạn im lặng
Trước khi bắt đầu học tập và tiếp thu một loan ngôn ngữ nào đó, kể cả tiếng mẹ đẻ. Trẻ thường bắt đầu bằng khoảng thời gian im lặng, trong khoảng thời gian này các con sẽ quan sát, lắng nghe từng lời nói, hành động, biểu cảm nét mặt, ngôn ngữ hình thể của người lớn trước khi bắt đầu tập giao tiếp.
Quá trình học tiếng Anh trẻ em cũng sẽ tương tự như thế, trẻ cũng có khoảng lặng. Ba mẹ đứng nóng vội, hãy kiên nhẫn chờ đợi, cho con chút thời gian để con quan sát, lắng nghe và hiểu trước khi tiếp thu một ngôn ngữ mới. Trong khoảng thời gian đó, ba mẹ hãy cố gắng cung cấp cho con thật nhiều những điều thú vị, hữu ích để con tiếp thu. Cách mà ba mẹ hăng say giúp con dung nạp kiến thức ũng là một phương pháp khiến trẻ cảm thấy yêu thích tiếng Anh hơn.
Thời gian giao tiếp
Sau khoảng thời gian im lặng sẽ là khoảng thời gian bé bắt đầu giao tiếp. Lúc này các con sẽ bắt đầu bằng các từ chào hỏi đơn giản thông dụng trước như: hello, thank you, oke, bye bye, no, sorry…
Các bé thường ghi nhớ và bắt đầu các từ này đầu tiền vì những từ này là những từ ngắn, dễ bắt chước bà xuất hiện nhiều nhất trong đời sống hằng ngày của trẻ. Khi trẻ đến giai đoạn này thì có nghĩ rằng trẻ đã sẵn sàng để tiếp thu và giap tiếp bằng một ngôn ngữ mới.
Xây dựng ngôn ngữ
Ở độ tuổi này, trẻ thường có xu hướng học bắt chước, có nghĩa là thay vì phụ thuộc vào kiến thức của sách vở thì trẻ học theo các ghi nhớ và bắt chước câu từ của giáo viên, bạn bè, bố mẹ hay những người xunh quanh. Trẻ xay dựng các cụm từ, các câu bằng cách thêm từ mới vào các từ mình đã ghi nhớ trước đó. Tùy vào môi trường và tần suất tiếp xúc với tiếng Anh trẻ sẽ dần tạo ra những câu giao tiếp hoàn chỉnh và đầy đủ ngữ nghĩa.
Môi trường học tập
Trẻ sẽ học tiếng Anh tốt hơn nếu các bé được cung cấp môi trường phù hợp kèm theo sự hướng dẫn của người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn khi có bố mẹ luôn sát cánh cùng.
Trẻ sẽ cảm thấy hào hứng và thích thú hơn khi hiểu được ý nghĩa của từ tiếng Anh như cách các con nghe và tiếng mẹ đẻ. Bằng cách này, trẻ sẽ thấy rằng không khó khăn gì trong việc học thêm một ngôn ngữ mới, nó chỉ khiến cho ý nghĩa của câu mà từ mà trẻ đang giao tiếp thêm thú vị hơn khi câu đó được dịch thành ngôn ngữ khác.
Hãy bắt đầu dạy trẻ bằng những từ đơn giản, hay chỉ con gọi tên các đồ vặt trong nhà bằng tiếng Anh để trẻ dần dần hiểu nghĩa từ. Khi được học qua các mẫu vật cụ thể, địa điểm cụ thể và lặp lại hằng sẽ tạo cho trẻ thói quen học tập và giúp trẻ ghi nhớ cũng như giao tiếp thành thạo hơn.
Hỗ trợ con học tập
Trẻ luôn luôn muốn được khen ngợi và mọi người ghi nhận sự cố gắng và năng lực của mình. Hãy khen ngợi và khuyến khích con mỗi khi cảm thấy con tiến bộ hay chỉ đơn giản là một tràng pháo tay động viên mỗi khi con nói đúng tên đồ vật. Đây sẽ là động lực giúp con tự tin hơn để trả lời các câu hỏi tiếp theo.
Trên đây là những tâm lý của trẻ thường mắc phải khi học tiếng Anh. Igems mong rằng qua bài viết này các bậc phụ huynh có thể hiểu hơn về tâm lý của con và giúp con học tập tốt hơn.
Nếu trẻ trong độ tuổi từ 5 – 15 tuổi khi con đã có chút nền tảng về tiếng anh, có khả năng đọc và viết được ba mẹ có thể đăng ký cho con tham gia lớp học tiếng anh online cho trẻ em theo hình thức 1 kèm 1 tại IGEMS để con được luyện tập trong môi trường chuẩn nhất.
Để tham khảo thêm thông tin Cách học phát âm tiếng anh cho trẻ em chuẩn bản xứ ba mẹ có thể xem ngay tại link bài viết.