6 cách tăng band điểm IELTS Speaking

Nhiều bạn thắc mắc làm thế nào để nâng band Speaking hiệu quả khi mới bắt đầu luyện thi IELTS. Trong bài viết này, IGEMS sẽ chia sẻ những phương pháp để giúp bạn luyện tập kỹ năng này một cách hiệu quả nhất.

Trả lời theo lối kế chuyện

Một phương pháp hiệu quả để tăng band Speaking IELTS là sử dụng lối kể chuyện, giúp bạn tận dụng thời gian trình bày một cách tối ưu hơn. Đồng thời, lối kể này cũng giúp thể hiện lưu loát, cấu trúc ngữ pháp và từ vựng thông dụng một cách tự nhiên hơn thông qua việc biến một câu chuyện thành một bài trình bày hấp dẫn.

Lối kể tường thuật này thường bao gồm việc kể lại các trải nghiệm, tình huống trong quá khứ mà bạn đã trải qua. Tùy thuộc vào chủ đề của câu hỏi, bạn có thể điều chỉnh câu chuyện để phản ánh chủ đề đó. Ví dụ, khi được hỏi “Bạn có thích học không?”, bạn có thể nói về cảm giác thú vị khi giải một bài toán khó.

Điều này giúp bạn mở rộng câu trả lời mà không gặp áp lực thời gian, đồng thời vẫn giữ được sự tự nhiên nhất có thể.

Nếu bạn gặp câu hỏi về một chủ đề mà bạn không biết, bạn cũng có thể sáng tạo ra một câu chuyện không có thật, miễn là nó liên quan và có tính thực tế. Điều này quan trọng vì kỳ thi IELTS Speaking không kiểm tra kiến thức mà chỉ đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ của bạn.

Tập mở rộng câu trả lời 

Trong quá trình luyện thi IELTS, để tăng band Speaking bạn hãy mở rộng câu trả lời của mình. Nếu bạn chỉ trả lời bằng một câu ngắn, thông tin có thể không đủ và giám khảo cũng sẽ không đánh giá cao điều đó. Thay vào đó, bạn có thể thử nói dài hơn, sử dụng các câu phức để thể hiện suy nghĩ của mình. Điều này cũng giúp bạn ghi điểm ở tiêu chí lưu loát.

Các cấu trúc phức thường được sử dụng trong phần Speaking bao gồm:

  • Câu tường thuật (Reported Speech): Khi bạn nêu ý kiến hoặc thông tin từ người khác.
  • Mệnh đề quan hệ (Relative Clause): Được sử dụng để mô tả hoặc xác định một người hoặc vật.
  • Câu điều kiện (IF): Sử dụng để diễn đạt điều kiện hoặc kết quả có thể xảy ra.
  • Câu mong ước (Wish): Thể hiện mong muốn về một điều không thực tế ở hiện tại hoặc quá khứ.
  • Các cấu trúc đảo ngữ đặc biệt như Not only… but also, Only when, Hardly/Seldom…: Được sử dụng để tạo sự phức tạp và đa dạng trong câu trả lời.

Việc sử dụng các cấu trúc này sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng câu trả lời và thu hút sự chú ý của giám khảo.

>>> Xem thêm: Nên học IELTS Online hay Offline? Hình thức nào phù hợp hơn?

Sử dụng các từ ít phổ biến hơn

Để nâng band Speaking, yếu tố từ vựng (Lexical Resource) rất quan trọng. Việc sử dụng từ vựng ít phổ biến hoặc cao cấp hơn có thể giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn với giám khảo.

Bạn có thể bổ sung các thành ngữ dài và ít phổ biến như “Give somebody the benefit of the doubt” (Cho ai đó thêm cơ hội), hay các cụm từ như “Chase after” (Đuổi theo), “Put up with” (Chịu đựng), vào bài nói của mình để làm phong phú hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mở rộng từ vựng đã biết bằng cách tìm từ đồng nghĩa/trái nghĩa. Việc này giúp bạn mở rộng vốn từ vựng và đa dạng hóa bài nói của mình.

Từ đó, bạn sẽ có một danh sách từ mới và đa dạng hơn để sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, giúp bài nói của bạn trở nên phong phú và ấn tượng hơn.

Trả lời với tốc độ vừa phải

Một số người cho rằng việc nói nhanh là cách tăng band Speaking trong kỳ thi IELTS. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác vì độ lưu loát không chỉ là việc nói nhanh mà còn liên quan đến sự rành mạch và chính xác trong trình bày.

Nếu bạn nói quá nhanh mà không rõ ràng, phát âm không chuẩn, và không truyền tải được cảm xúc, điểm số ở phần IELTS Speaking cũng sẽ không tăng lên.

Nhiều người thường rơi vào bẫy của việc nói nhanh mà không quan tâm đến sự chính xác và rõ ràng trong trình bày Speaking IELTS.

Vì vậy, hãy trả lời câu hỏi ở tốc độ vừa phải và rõ ràng để có thể tăng được yếu tố lưu loát, đồng thời cũng chú ý đến phát âm rõ ràng và dễ hiểu cho người nghe. Điều này sẽ giúp bạn có điểm số cao hơn ở phần phát âm và tổng thể của bài thi.

Suy nghĩ có logics

Hệ thống suy nghĩ có logic giúp bạn xây dựng cấu trúc và khung sườn trước mỗi câu trả lời, từ đó giúp bạn dễ dàng định hình những gì sắp trình bày. Điều này loại bỏ áp lực phải xếp từng ý theo đúng thứ tự và giúp bạn tập trung vào nội dung quan trọng nhất.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các cụm từ mở đầu cụ thể giúp bạn tiết kiệm thời gian suy nghĩ và tập trung vào phần quan trọng nhất của câu trả lời. Ví dụ như:

  • From my perspective,…
  • It appears that,…
  • From/In my point of view,…
  • From my standpoint,…
  • From my viewpoint,…
  • As far/So far as I’m concerned,…
  • As far as I know,…
  • Personally, I think,…
  • I’d like to point that out,…

Những cụm từ này giúp bạn bắt đầu câu trả lời một cách tự tin và có chừng mực, giúp tăng cường cấu trúc và logic trong bài nói của bạn.

Tự tin với những chủ đề không biết

Trong bài thi IELTS Speaking, không hiếm trường hợp thí sinh được hỏi về những chủ đề mà họ hoàn toàn không biết. Để đối phó với những tình huống này, việc chuẩn bị trước là rất quan trọng để không bị lo lắng và bối rối.

Như đã đề cập, kỳ thi IELTS Speaking không kiểm tra kiến thức như các kỳ thi THPT Quốc gia về Toán hay Ngữ Văn. Quan trọng là cách bạn phản ứng với câu hỏi, đưa ra câu trả lời hợp lý và sáng tạo, ngay cả khi bạn thiếu kiến thức về các chủ đề như Khoa học, Lịch sử, Kinh tế, và nhiều chủ đề khác.

Vì vậy, khi đối mặt với câu hỏi không quen thuộc, hãy giữ bình tĩnh và kết nối các câu hỏi với kiến thức có sẵn của bản thân. Cố gắng tìm điểm chung giữa chúng để đưa ra câu trả lời ngắn gọn và súc tích nhất. Điều này giúp bạn tỏ ra tự tin và có phản ứng linh hoạt trước mọi tình huống.

Bài viết trên IGEMS đã chia sẻ một số kinh nghiệm và cách tăng band Speaking một cách đơn giản mà các bạn có thể áp dụng ngay trong các buổi học và luyện thi IELTS tại nhà. IGEMS luôn sẵn sàng đồng hành cùng các bạn trên hành trình đạt được band điểm mục tiêu và thành công trong việc nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *