VÌ SAO TIẾNG ANH LÀ NGÔN NGỮ KHÓ HỌC CỦA NGƯỜI VIỆT

1. Cách viết và đọc không đồng nhất
cách viết và đọc không đồng nhất

Các nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh có cách viết và đọc không hề đồng nhất. Nếu như trong tiếng Việt, viết thế nào đọc y nguyên như thế và mỗi chữ cái chỉ có 1 cách đọc duy nhất. Thì tiếng Anh lại tổng hợp quá nhiều cách phát âm khác nhau. Ví dụ như nguyên âm ”e”, có lúc đọc là e, có lúc đọc là i, hoặc ơ… Hay phụ âm ”n” cũng có thể đọc là ”n” hoặc ”ng”… Vì thế nếu nhìn thấy các từ tương tự nhau, người Việt thường tưởng nhầm chúng phát âm giống nhau là điều dễ hiểu. Ví dụ như ”food”, ”foot” và ”blood” chắc cũng không ai biết chúng khác nhau nếu chưa được học.

2. Trọng âm đóng vai trò quan trọng

Nếu như trong tiếng Việt, chúng ta chỉ cần phát âm đúng là đủ, thì tiếng Anh còn yêu cầu phải có trọng âm. Nếu thiếu trọng âm, đôi khi người bản ngữ sẽ không hiểu. Hoặc có thể nhầm lẫn sang từ khác. Ví dụ như ”desert” có hai cách đánh dấu trọng âm khác nhau, mỗi cách mang một ý nghĩa khác hoàn toàn. Vì thế, tiếng Anh không chỉ là nói để hiểu mà còn là một nghệ thuật với người sử dụng.

3. Nối âm, nuốt âm trong tiếng Anh
nối âm trong tiếng anh

Phát âm riêng lẻ đã khó rồi, người bản ngữ còn có thói quen nối âm. Bởi điều này mà tiếng Anh thực sự gây hoang mang cho người Việt do chúng ta không có kiểu phát âm như vậy trong tiếng mẹ đẻ. Khi người bản ngữ nối âm, các từ của họ sẽ bị khuyết đi một số âm tiết. Từ đó khiến người Việt không thể hinh dung đó là gì.

4. Ngữ pháp phức tạp, tuân thủ tuyệt đối

Ngữ pháp tiếng Anh nhìn chung không quá khó, nhưng lại được chia thành nhiều chủ đề và yêu cầu tuân thủ cao. Điển hình như cấu trúc về các thời thì, trong tiếng Việt không hề có quy tắc về vấn đề này. Kể cả chia động từ theo số nhiều số ít, hay ngôi thứ 3,… đều không xuất hiện trong tiềm thức của người Việt. Do vậy, tiếng Anh trở nên khá rắc rối khi lúc nào cũng phải chú ý về ngữ pháp. Đôi khi trong giao tiếp, ngữ pháp có thể không quá quan trọng. Nhưng muốn hiểu sâu sắc và sử dụng tiếng Anh chuyên nghiệp, những vấn đề ngữ pháp vẫn cần được nắm vững.

5. Nói tắt, tiếng lóng trong tiếng Anh
tiếng lóng trong tiếng anh

Không những được biết đến với số lượng từ vựng khổng lồ, người bản xứ dường như còn sáng tạo thêm những loại hình mới: nói tắt và tiếng lóng. Những cụm từ này chỉ được sử dụng trong cuộc sống thường nhật, trong văn nói. Cách nói tắt khiến cho câu nói tự nhiên hơn. Thay vì ”going to”, người ta thường thích nói ”gonna”, hay ”want to” thành ”wanna”. Chính vì sự đa dạng ở từ vựng này mà độ khó của tiếng Anh lại tăng thêm gấp bội.

6. Âm gió, âm đuôi không thể bỏ qua

Với tiếng Anh, âm gió chính là hơi thở của từ vựng. Bạn không phát âm âm gió thì chẳng khác gì đang nói tiếng Anh kiểu Việt. Do thanh điệu của người Việt không cần phải có âm đuôi. Điều này cũng tương tự như phần trên tôi đã nói về trọng âm. Cách phát âm tiếng Việt về cơ bản khá đơn giản. Và bạn không cần cầu kỳ để đối phương hiểu được những gì mình đang nói. Nhưng tiếng Anh lại khác. Do có tư duy khác nhau như vậy, người Việt thường bỏ qua âm cuối vì cho rằng chúng rườm rà. Và kết quả là chúng ta phát âm sai.

Bạn thấy đấy, 6 lí do tiếng Anh trở nên khó nhằn với người Việt thì có 4 lí do liên quan đến phát âm. Vì thế, phát âm chính là nguồn gốc của mọi vấn đề. Chỉ cần luyện phát âm tốt, những khả năng còn lại của bạn sẽ lập tức tăng theo.  IGEMS chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *