NHỮNG LỖI NGỮ PHÁP PHỔ BIẾN TRONG TIẾNG ANH

Trật tự tính từ

Nếu phải sử dụng nhiều hơn một tính từ để mô tả danh từ, bạn cần nhớ rằng những tính từ này phải được sắp xếp theo quy tắc nhất định. Đó là lý do tại sao “it’s a big red car” đúng, nhưng “it’s a red big car” lại sai.

Dưới đây là trật tự tính từ bạn cần nhớ:

(1) số lượng hoặc số (number); (2) chất lượng (opinion); (3) kích thước (size); (4) tuổi, niên đại (age); (5) màu sắc (color); (6) hình dạng (shape); (7) nguồn gốc, xuất xứ (origin); (8) chất liệu (material); (9) mục đích (purpose).

Thông thường, chỉ có khoảng 3-4 tính từ đứng trước một danh từ. Ví dụ: “It is a beautiful long new dress” (Đó là một chiếc váy mới dài đẹp). Trong đó, “beautiful” là tính từ chỉ ý kiến, nhận xét (opinion), “long” (dài) nói về kích thước “size”, còn “new” (mới) chỉ tuổi thọ (age).

Những lỗi ngữ pháp phổ biến


“May” và “might”

Quyết định khi nào dùng “may” thay vì “might” là tương đối khó khăn vì sự khác biệt giữa hai động từ này khá nhỏ. Chúng đều chỉ một điều gì đó có thể xảy ra nhưng “might” cho thấy sự không chắc chắn bằng “may”.

Ví dụ: “I might take a trip to India next year” có nghĩa là bạn có thể đến Ấn Độ vào năm tới hoặc không. Trong khi đó, “I may have a slice of cake after dinner” thể hiện sự chắc chắn hơn một chút về việc bạn sẽ ăn miếng bánh sau bữa tối.

Một điều gây khó hiểu hơn nữa là “might” là quá khứ của “may”. Do đó, ở thì hiện tại, bạn sẽ nói “He may eat the last piece of cake” (Anh ấy có thể ăn miếng bánh cuối cùng). Khi chuyển sang quá khứ, câu trở thành “He might have eaten the last piece of cake” (Anh ấy có thể đã ăn miếng bánh cuối cùng).

“Fewer” và “less”

Việc phân biệt “fewer” và “less” khiến cả người học tiếng Anh và người bản xứ gặp nhiều khó khăn. Hai từ này đều mang nghĩa ít hơn, trái ngược với “more” (nhiều hơn). Để biết cần dùng từ nào, bạn cần nhìn vào danh từ đứng trước nó vì “fewer” dùng với danh từ đếm được (books, cars, people…), còn “less” đứng sau danh từ không đếm được (love, water, electricity…).

Nếu thấy các số đứng trước danh từ thì nó là danh từ đếm được. Ngược lại, nếu không có dạng số nhiều, danh từ đó không đếm được. Ví dụ: “This parking lot is too crowded. I wish there were fewer cars” (Bãi đậu xe này quá đông đúc. Tôi ước có ít ôtô hơn). “I wish you would turn off the lights, so we could use less electricity” (Tôi mong bạn tắt đèn đi, chúng ta có thể tiết kiệm điện).

Ảnh: Shutterstock

“Bring” và “take”

Đều có nghĩa là “mang” nhưng “bring” và “take” lần lượt là mang đến và mang đi, chỉ hai hướng khác nhau, tương tự “come” (đến) và “go” (đi).

“Bring” đề cập đến chuyển động về phía người nói. Chẳng hạn, “bring that book over here” (mang cuốn sách đó đến đây) hoặc “please bring a snack to the party” (vui lòng mang đồ ăn nhẹ đến bữa tiệc).

Mặt khác, “take” nói đến chuyển động ra xa khỏi người nói. Ví dụ: “Đon’t forget to take your book to school” (Đừng quên mang sách đến trường nhé) hoặc “please take me home” (Làm ơn đưa tôi về nhà).

“Me” và “myself”

Nhiều người học tiếng Anh nghĩ rằng “myself” nghe có vẻ lịch sự hơn “me” nhưng cách dùng của hai từ này lại hoàn toàn khác nhau.

“Me” là đại từ tân ngữ, dùng để chỉ người mà hành động của họ đang được thực hiện. Ví dụ: “My parents want me to help with the chores more” (Bố mẹ muốn tôi giúp việc nhà nhiều hơn) hoặc “Please call me if you have any questions” (Vui lòng gọi tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào).

Mặt khác, “myself” là đại từ phản thân, tương tự “himself” hay “herself”, được dùng khi bạn thực hiện hành động gì đó với chính mình hoặc tự làm điều gì đó. Chẳng hạn: “I gave myself a break from studying today” (Tôi tự cho mình nghỉ học hôm nay), “I cleaned the entire house by myself” (Tôi đã tự mình dọn dẹp nhà).Những lỗi ngữ pháp phổ biến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0359931252