NHỮNG CHUẨN BỊ CẦN THIẾT KHI HỌC TIẾNG ANH

Đừng ngại mắc lỗi

Không ai giỏi đến mức chưa từng mắc lỗi khi học ngoại ngữ. Thậm chí, bạn còn không thể nói chính xác tiếng mẹ đẻ ngay từ khi mới bắt đầu học. Chúng ta không nên ngại ngùng khi phát âm sai, cũng đừng thất vọng khi gặp nhiều từ khó hiểu. Những suy nghĩ tiêu cực trong quá trình học khiến bạn dễ từ bỏ việc học ngoại ngữ giữa chừng.

không ngại mắc lỗi

Lắng nghe và lặp lại

Việc lặp lại thông tin vừa nghe là một trong những phương pháp hữu hiệu đối với những người mới học tiếng Anh giao tiếp. Việc này cần được thực hiện nhiều lần để những cụm từ hoặc cấu trúc câu dễ khắc sâu vào bộ nhớ. Bạn Thùy Dương, học viên tại một trung tâm tiếng Anh tại quận Tân Bình cho biết: “Nhớ lại thời gian đầu học tiếng Anh cho người đi làm, em thường xuyên lặp lại lời của thầy giáo nước ngoài lúc thầy giảng bài, đặc biệt là những từ khó phát âm. Thói quen này đến bây giờ vẫn còn và nhờ đó em có thể nói tiếng Anh lưu loát hơn”.

lắng nghe lặp lại

Mang theo từ điển

Khi không có người hướng dẫn thì một cuốn từ điển sẽ giúp bạn tìm cách phát âm, ngữ nghĩa. Bạn nên chọn những cuốn từ điển nhỏ gọn vừa túi để khi bắt gặp bất cứ cụm từ lạ lẫm nào trên đường có thể tra cứu ngay lập tức. Song song với quyển từ điển là sổ tay để bạn ghi lại, trau dồi vốn từ vựng.

từ điển

 

Thường xuyên thực hành

Hãy sử dụng những gì bạn đã học hoặc ghi chép để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể thực hành trong bữa trưa hay giờ nghỉ giải lao bằng việc quan sát xung quanh, cố gắng gọi tên mọi đồ vật bằng ngôn ngữ mà mình đang học. Nâng cao hơn nữa, bạn có thể mô tả chúng dựa trên hình dáng, màu sác và mùi vị… và đặt câu có liên quan đến những cụm từ này. Trải nghiệm với hình ảnh thực tế sẽ dễ dàng đưa thông tin vào bộ nhớ hơn so với học thuộc qua sách vở.

Giao tiếp với người bản xứ

Bạn nên tận dụng các cơ hội để tiếp xúc và trò chuyện với người nước ngoài. Đây là cách hiệu quả để học ngoại ngữ vì trải nghiệm trong môi trường thực tế sẽ giúp mọi người thực hành giao tiếp tốt hơn. Anh Thanh Tùng – nhân viên IT trong một công ty Nhật Bản tại Bình Dương cho biết ban đầu, anh gặp nhiều khó khăn khi trao đổi công việc với đồng nghiệp người Nhật. Nhưng sau đó, việc giao tiếp thường xuyên khiến anh quen thuộc hơn với ngôn ngữ này và nắm bắt tốt hơn.

Hơn nữa, bạn có thể học hỏi thêm nhiều cụm từ, cấu trúc câu mới khi giao tiếp. Có nhiều cách để nói chuyện với người nước ngoài, từ tham gia các câu lạc bộ, làm thêm ở nơi có nhiều người nước ngoài hay kết bạn trực tuyến, chẳng hạn như Skype.

Chú ý giọng địa phương

Để không gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, bạn cần quan tâm đến giọng địa phương của người bản ngữ. Ví dụ như ở nước ta, người miền miền Bắc, Trung và Nam có chất giọng rất khác nhau. Điều này cũng không phải là ngoại lệ ở những quốc gia khác. Thậm chí, mỗi quốc gia còn có một kho tàng tiếng lóng mà người biết tiếng Anh có thể phải bối rối khi đến đây. Những du học sinh tiếng Anh tại Singapore thường vất vả thời gian đầu để làm quen với Singlish – tiếng Anh địa phương của người Singapore.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *