Bản chất của việc lắng nghe
Lắng nghe là một hoạt động chủ động chứ không phải một hoạt động thụ động. Chính vì lắng nghe là một sự tham gia chủ động, nên khi chúng ta lắng nghe, tâm trí của chúng ta luôn tích cực để hiểu được ý nghĩa của ngôn từ.
Theo chuyên gia Krashen: “Chúng ta tiếp nhận ngôn ngữ khi chúng ta hiểu những gì mọi người nói và khi chúng ta hiểu những gì chúng ta đọc nghĩa là chúng ta đang nắm bắt được các thông điệp”. Quá trình tiếp thu ngoại ngữ của mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều từ “nguồn đầu vào” chứa các khía cạnh của ngôn ngữ đó, những điều mà có thể người đọc chưa thể nắm bắt được ngay nhưng dần dần sẽ sẵn sàng để thâu tóm được. Điều này ngụ ý về tầm quan trọng của việc đảm bảo các giáo trình ngôn ngữ giảng dạy phải phù hợp với trình độ của người học, nghĩa là giáo viên phải hiểu khả năng của người học.
Ông chỉ ra rằng: Quá trình tiếp nhận một ngôn ngữ sẽ đạt được hiệu quả cao khi mức độ lo lắng của người học ở mức thấp và thay vào đó là sự tự tin được tăng lên. Nghĩa là giáo viên phải đảm bảo luôn giữ cho không khí lớp học được vui vẻ, thoải mái để người học không bị căng thẳng hay rơi vào trạng thái sợ hãi.
Tại sao chúng ta cần phải phát triển kỹ năng nghe?
“Nếu ai đó đưa cho bạn một lời nhắn hoặc ý kiến, dĩ nhiên bạn phải hiểu được nó trước khi có thể phản hồi lại.” – Brewster, Ellis, Girard.
Các giáo viên cần lựa chọn cẩn thận các mục tiêu bài học và tài liệu học tập để rèn luyện kỹ năng nghe cho trẻ. Các tài liệu, giáo trình này cần phải có ý nghĩa thực tiễn đối với trẻ. Lắng nghe là một quá trình chủ động. Brewster, Ellis và Girard cảnh báo rằng việc yêu cầu trẻ em “lắng nghe và ghi nhớ” có thể khiến chúng lo lắng, gây căng thẳng cho trí nhớ và có xu hướng không phát triển kỹ năng tiếng Anh. Giáo viên sẽ hỗ trợ sự hiểu biết của trẻ hiệu quả hơn nếu học sử dụng các hoạt động hướng sự chú ý của trẻ đến các nội dung cụ thể hơn trong khi nói.
Wells, một giáo viên tiếng Anh, chỉ ra rằng quá trình học của trẻ em phụ thuộc vào sự liên kết giữa những gì chúng biết và những gì chúng nghe hiểu. Động lực để học ngoại ngữ của trẻ là để có thể giao tiếp và sử dụng tất cả những gì trẻ đã tiếp thu để tương tác với người khác về nhu cầu và sở thích của trẻ.
Một số cân nhắc về việc dạy kỹ năng nghe cho trẻ:
- Hãy để trẻ tự tin. Chúng ta không nên mong đợi trẻ hiểu tất cả mọi từ vựng.
- Giải thích tại sao trẻ phải học nghe. Hãy đảm bảo rằng trẻ nhận thức được lý do tại sao chúng cần lắng nghe, ý chính hoặc mục đích của từng hoạt động là gì.
- Giúp trẻ phát triển các chiến lược cụ thể để lắng nghe.
- Cụ thể hóa việc nghe. Chia việc nghe thành ba giai đoạn trước – trong – sau khi nghe và có các hoạt động cho từng giai đoạn.
- Việc nghe không nhất thiết phải phụ thuộc vào một băng cassette hoặc tài liệu đã được ghi sẵn. Học sinh nghe nhiều nhất khi nói chuyện với giáo viên.
Một số cách để giúp việc học nghe trở nên dễ dàng hơn:
- Sử dụng các câu ngắn gọn và đơn giản về mặt ngữ pháp
- Sử dụng ngữ điệu cường điệu để thu hút sự chú ý của trẻ
- Nhấn mạnh từ khóa
- Giới hạn các chủ đề trong phạm vi những gì quen thuộc với trẻ
- Nhắc lại và diễn giải một cách thường xuyên
Kết luận
Lắng nghe là một quá trình chủ động và tích cực làm việc của trí não. Do đó, nhiệm vụ của các giáo viên là phải đảm bảo rằng các tài liệu học tập được sử dụng nằm trong phạm vi nhận thức của học sinh và các em có thể lĩnh hội được. Học nghe là một kỹ năng khó và có thể rất căng thẳng, vì vậy, để tối đa hóa tiềm năng tiếp thu ngôn ngữ, các giáo viên cần đảm bảo trẻ không bị áp lực trong quá trình học. Truy cập vào IGEMS Online English Coaching để đăng ký các khoá học tiếng Anh giao tiếp, nghe nói 1 kèm 1 cho trẻ.