Mỗi người có mục đích học Tiếng Anh khác nhau, có người học để lấy bằng, lấy chứng chỉ, có người lại học cho công việc hoặc giao tiếp thuận tiện hơn. Nhưng việc học Tiếng anh sẽ trở nên ý nghĩa hơn nhiều nếu như bạn xem đây là một cách để bạn phát triển và học thêm những kiến thức mới. Việc học Tiếng Anh chỉ để lấy chứng chỉ là quan niệm cực kỳ sai lầm từ trước đến nay của một số phụ huynh!
Tiếng Anh thực tế khác với Tiếng Anh học học lấy chứng chỉ
Ngày nay có rất nhiều chứng chỉ Tiếng Anh như IELTS, TOEFL hay TOEIC. Mỗi chứng chỉ có một mục đích sử dụng khác nhau hay như IELTS dành cho các bạn có mục đích đi du học còn TOEIC thì là chứng chỉ tin học phổ biến của nhiều trường Đại học ở Việt Nam hiện nay. Với những bạn học thi chứng chỉ IELTS đã không còn xa lạ gì với bộ đề luyện thi Cambridge, mọi người học rất kỹ bộ này khi có ý định thi IELTS.
Dù với mục đích gì đi nữa thì không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong thời đại ngày nay. Có thể Tiếng Anh ngày xưa chưa phổ biến nhưng ngày nay nó lại là một ngôn ngữ tối thiểu và bắt buộc.
Những chứng chỉ quốc tế đó là những kỳ thi, nhằm kiểm tra khả năng Tiếng Anh của bạn thay thế cho khả năng thực tế sử dụng Tiếng Anh thông dụng hay giao tiếp. Có một điều mà ít ai nói với chúng ta là Tiếng Anh thực tế khi nói chuyện với những người bản xứ không mượt mà, dễ nghe và chuẩn giọng như audio các bạn nghe từ IELTS. Mỗi người bản xứ lại có cách phát âm riêng của họ chưa nói đến nhiều quốc gia khác nhau trên Thế giới.
Ví dụ riêng giọng Úc đã có 3 cách phát âm khác nhau:
- General: Giọng nói phổ thông của đại đa số người Úc. Giọng này cũng được gặp trong các bài thi IELTS
- Broad: Còn được gọi là giọng “drunk English”, được sử dụng nhiều ở tầng lớp lao động chân tay
- Cultivated: giọng của lớp thượng lưu/chính trị gia/luật sư, phương pháp nói này được học hỏi từ giọng British
Bên cạnh đó lại có rất nhiều accent khác nhau như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, ….
Bạn cũng có thể hiểu đơn giản như ở Việt Nam chúng ta cách nói ngoài đời thực khác hẳn so với ghi chép trong sách vở hay nghe audio. Chẳng hạn như “Đi âu ế” và chúng ta tự hiểu đó là “Đi đâu thế” thì những người bản xứ họ cũng sẽ có những lối nói ‘lười’ như vậy, và đó những bạn chỉ quen thứ tiếng Anh chuẩn từ các kì thi kia sẽ không hiểu được họ đang nói gì. Trong nhiều cuộc giao tiếp, họ sẽ nói “How ya going” chứ không nói “How are you going?”.
Tiếng Anh bài bản rất đơn giản
Học Tiếng Anh thì việc học ngữ pháp và cách đọc phiên âm rất quan trọng. Ngữ pháp cho phép bạn tạo câu theo ý muốn, và thuộc cách đọc phiên âm bạn sẽ nói từng từ trong câu đó thật chuẩn. Mỗi từ trong tiếng Anh đều được phát âm theo cách ghép phụ âm với nguyên âm với nhau.
Phụ âm đứng trước nguyên âm
Khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm thì bạn hãy đọc nối phụ âm với nguyên âm.
Ví dụ “make up” bạn sẽ đọc liền nhau thay vì đọc tách rời như các từ khác.
Chú ý rằng, khi một phụ âm gió đứng trước một nguyên âm, thì trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển sang phụ âm không gió tương tự. Đây là quy tắc phát âm tiếng Anh quan trọng bạn cần lưu ý nhé.
Nguyên âm đứng trước nguyên âm
Trường hợp này để nối hai nguyên âm với nhau, bạn sẽ phải thêm một phụ âm vào giữa hai nguyên âm đó.
Có hai nguyên tắc thêm phụ âm:
Nguyên âm tròn môi: “ou”, “au” bạn cần thêm “w” vào giữa.
Nguyên âm dài môi:“e”, “i”,… bạn cần thêm phụ âm “y” vào giữa
Phụ âm đứng trước phụ âm
Khi có hai hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau, thì chỉ đọc một phụ âm thôi.
Ví dụ như “want to” sẽ đọc là /won nə/.
Về phần ngữ pháp các phụ huynh cũng có thể để các bé học trên youtube học tiếng Anh từ con số 0 để các bé nắm được ngữ pháp cơ bản nhất trước. Việc học ngữ pháp cũng có thể trau dồi khi xem phim hay các gameshow bằng Tiếng Anh hoặc nghe các bài hát bằng Tiếng Anh chẳng hạn. Các ngữ pháp thông dụng chủ yếu quay quanh những thì đơn (quá khứ, hiện tại, tương lai), tiếp diễn, hiện tại/tương lai hoàn thành (ít khi dùng tương lai hoàn thành), câu điều kiện, so sánh, mệnh đề quan hệ, câu hỏi đuôi (khá phổ biến), và cụm động từ (cực kì phổ biến. Trong cuộc sống hằng ngày để sử miêu tả một điều gì đó, thay vì sử dụng những từ đơn mĩ miều thì họ sẽ có xu hướng sử dụng những cụm động từ nhiều hơn.
Khi bạn nắm vững tất cả những ngữ pháp trên bên cạnh đó không ngừng trau dồi thêm vốn từ thì việc giao tiếp Tiếng Anh sẽ không còn là nỗi sợ hơn thế nữa bạn cũng có thể học Tiếng Anh với giáo viên bản ngữ hoặc các phụ huynh có thể tham khảo thêm nhiều khóa học để củng cố thêm Tiếng Anh hiện nay của mình và của các bé.
Tiếp cận với kiến thức mới
Tiếng Anh là chiếc chìa khóa mở ra kho tàng tri thức bất tận thông qua cửa Google. Khi bạn đã có một khả năng đọc hiểu tốt nhờ vào kiến thức nền tảng, với mạng Internet, bạn có thể học được tất cả mọi thứ trên thế giới. Có rất nhiều kiến thức, bài giảng được viết bằng Tiếng Anh và chỉ những người có vốn Tiếng Anh vững chắc thì mới có thể hiểu được nó khi chưa có bản dịch về ngôn ngữ của nước họ. Có rất nhiều khóa học bổ ích đặc biệt là miễn phí nhưng lại hoàn toàn bằng Tiếng Anh và chỉ xuất hiện ở những trang web nước ngoài như khóa học chỉnh sửa ảnh, lập trình,…tất cả đều không tốn phí nếu bạn biết Tiếng Anh.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều chứng chỉ chuyên ngành để làm đẹp hồ sơ xin việc của bạn, vẫn có rất nhiều khóa học online miễn phí có dịch vụ cấp chứng chỉ xác nhận bạn đạt trình độ nhất định ở một lĩnh vực. Bạn cũng có thể quen biết thêm nhiều bạn mới khi biết đến Tiếng Anh, có thể giao tiếp với tất cả mọi người trên thế giới bằng Tiếng Anh thông qua trang web Omegle, YmeetMe hay Soul…. vừa được học Tiếng Anh vừa quen thêm nhiều bạn, quá tuyệt vời đúng không nào.
Ngày nay nếu không biết Tiếng Anh thì thật bất lợi nhưng không sao không có gì là quá muộn, bạn có thể học Tiếng Anh ngay từ bây giờ nhé không chỉ lấy chứng chỉ mà còn dùng Tiếng Anh như là một công cụ trong cuộc sống hằng ngày của mình. Có rất nhiều kiến thức và những thông tin thú vị bằng Tiếng Anh. Vì thế hãy học Tiếng Anh ngay nhé!