Phương pháp giáo dục sớm của Nhật có phù hợp với trẻ em Việt Nam
Phương pháp giáo dục sớm của Nhật đã tạo nên được rất nhiều thiên tài cho nhân loại. Vậy nên rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng phương pháp này. Trước khi quyết định có nên áp dụng để dạy con hay không, ba mẹ cần biết được những ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm
Tính tự lập
Phương pháp này sẽ hình thành và rèn luyện tính tự lập của bé. Bé sẽ tự ngồi ăn cơm, tự ngủ, trật tự khi tham gia giao thông công cộng, tự đến trường,… Ở trường, bé sẽ phải tự chủ động làm rất nhiều việc. Khi giáo dục sớm cho trẻ, trẻ sẽ không phải loay hoay khi không nhận được sự giúp đỡ. Điều này giúp bé có được những nhận thức xã hội đúng đắn và sống trách nhiệm hơn dù con mới chỉ 2-3 tuổi.
Tính kỷ luật
Những trẻ em Nhật được giáo dục về nề nếp rất tốt, luôn tự giác thực hiện công việc mà không cần bố mẹ phải nhắc nhở hay quát mắng. Chủ trương giáo dục ở đây là để trẻ tuân theo những quy định, trẻ sẽ làm những điều thực sự cần thiết cho dù trẻ không thích, ví dụ như khuyến khích trẻ ăn nhiều rau.
Sự tự tin
Ba mẹ Nhật luôn khuyến khích các con tham gia các hoạt động vận động thể thao ngay từ khi các bé còn rất nhỏ. Ba mẹ sẽ không dạy bé những lý thuyết suông mà thay vào đó là rèn luyện cho bé sự mạnh dạn, bản lĩnh. Điều đó giúp con tự tin, năng động và hoạt bát hơn. Ngoài ra cũng rất chú trọng tinh thần làm việc nhóm bằng những trò chơi, hoạt động tập thể.
Hòa nhập cộng đồng
“Cảm ơn” và “Xin lỗi” là 2 từ mà bất cứ trường mầm non nào tại Nhật Bản cũng dạy bé. Bé sẽ được học cách chia sẻ đồ chơi cho bạn, cư xử lịch sự, thân thiết với mọi người. Đây chính là nền tảng để bé hòa nhập một cách nhanh chóng nhất vào cộng đồng.
Kích thích tinh thần tự học
Nhật Bản chú trọng đến giáo dục lễ nghĩa, việc tập trung vào kiến thức anh văn cho trẻ em cũng không mang tính gò ép. Bé sẽ không buộc phải học những môn như toán học, chương trình học tiếng anh cho trẻ em như những nước khác. Điều này sẽ giúp các bé không có cảm giác sợ học mà thay vào đó còn kích thích sự sáng tạo và khả năng tự học của bé.
>>> Thực trạng dạy và học tiếng anh của học sinh tiểu học ngày nay
Để cao điểm mạnh của học sinh
Trường học tại Nhật Bản sẽ để bé tự do chọn lựa những môn học mình yêu thích và cảm thấy hứng thú. Ba mẹ sẽ quan tâm đến buổi học có vui hay không, thay vì tạo áp lực điểm số cho bé. Những buổi ngoại khóa được tổ chức giúp bé rèn luyện được sự tự tin và tính cộng đồng.
Nhược điểm
- Những nguyên tắc quá cứng nhắc: Những nguyên tắc đôi khi được áp đặt quá nghiêm túc nên đôi khi sẽ khiến bé cảm thấy ngột ngạt bởi bé sẽ phải làm những điều trái với mong muốn.
- Không định hướng được kiến thức: Do chú trọng vào nhân cách, lễ nghĩa nên đôi khi quên mất rằng trẻ nên học kiến thức ngay từ khi còn nhỏ, vì đó là khoảng thời gian vàng để tiếp thu kiến thức. Mặc dù bé được lựa chọn học những môn yêu thích nhưng đó là dựa trên cơ sở sẵn có chứ không hoàn toàn phát huy được khả năng sáng tạo của con.
- Quá nghiêm khắc: Mặc dù sự nghiêm khắc giúp hình thành những kỷ cương từ khi còn bé, nhưng nhiều lúc sẽ khiến bé khó chịu và chống đối.
Giai đoạn nào có thể áp dụng phương pháp giáo dục sớm của người Nhật?
Mỗi một phương pháp sẽ định hướng, phù hợp với từng độ tuổi khác nhau. Mô hình này sẽ hiệu quả với những bé từ sơ sinh đến 6 tuổi. Đây chính là thời kỳ vàng để bé học hỏi, tiếp thu kiến thức mới.
Đây cũng chính là giai đoạn cần thiết để sớm định hình nhân cách cho bé. Khi con đã hình thành được tính tự lập, ba mẹ sẽ sẽ an thâm và thoải mái hơn khi định hướng tương lai cho bé.
Trên đây là những thông tin tổng quan về những ưu, nhược điểm của phương pháp giáo dục sớm của Nhật. Đây chính là một trong những phương pháp hàng đầu được khuyến khích nên áp dụng cho trẻ. Ba mẹ hãy tìm hiểu thêm trong phần 2 để hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé!