CÁCH HỌC TỪ VỰNG HIỆU QUẢ BẰNG FLASHCARD

ƯU ĐIỂM CỦA FLASHCARD:

– Cực kì tiện dụng: Flashcard được thiết kế nhỏ gọn giúp người dùng có thể mang theo người, học ở mọi lúc mọi nơi thay vì phải ngồi tập trung trên bàn giấy như những cách học truyền thống. Bạn có thể lật khi mỗi sáng thức giấc, ngồi trên xe bus, trong giờ nghỉ giải lao, khi ngồi canteen, trong khi đợi chờ, khi đang đi bộ…
Lật càng nhiều các bạn sẽ càng nhớ lâu và rõ ràng.

– Thiết kế khoa học : Tính hiệu quả của flashcard nằm ở trong những form thiết kế lên nó. Mặt trước in từ chính với font chữ lớn giúp qua nhiều lần lật các bạn có thể quen mặt từ. Nhưng khác với từ điển, flashcard có chức năng chính là giúp người dùng ghi nhớ từ vựng, để làm được điều đó phần giải nghĩa được thiết kế ở mặt sau. Người sử dụng sẽ không có cơ hội nhìn trực tiếp vào nghĩa ngay sau mà phải trải qua một bước kích thích trí nhớ. Bước này giúp cho người dùng nhớ tốt hơn qua nhiều lần lật.

CÁCH SỬ DỤNG FLASHCARD HIỆU QUẢ

Flashcard hoạt động hiệu quả nhất khi tuân thủ những nguyên tắc quan trọng sau:
1. Sử dụng cả 2 mặt của flashcard một cách hợp lý, xem cả 2 mặt nhiều lần để nhớ thông tin. Ví dụ, khi học một từ mới, một mặt sẽ là từ cần học, một mặt là cụm định nghĩa ngắn cho từ. Khi học một sự kiện lịch sử, có thể ứng dụng như sau: một mặt là “George Washington” và một mặt là “Tổng thống Mỹ đầu tiên”.
2. Không đưa quá nhiều thông tin vào 1 tấm flashcard Lỗi thông thường dễ mắc phải khi thực hiện flashcard của người học là đưa quá nhiều thông tin vào 1 tấm flashcard. Mỗi tấm flashcard chỉ nên mang 1 mẩu thông tin dưới dạng 1 câu hỏi – 1 câu trả lời. Thông tin phải ngắn gọn và khi học chỉ cần lướt qua thật nhanh (như ý nghĩa của từ “flash” trong từ flashcard), flashcard không phải một đề cương hay từ điển.
3. Sử dụng minh họa
Vẽ hình minh họa trên flashcard hoặc cắt dán hình từ các tạp chí. Flashcard càng thú vị và khác biệt thì người học càng cảm thấy dễ dàng hơn để nhớ được những thông tin trên flashcard.
4. Sử dụng flashcard màu

Màu được sử dụng như một gợi ý giúp người học nhớ được một đặc tính nào đó của thông tin trên flashcard. Ví dụ khi học từ vựng, màu sắc được dùng để đánh dấu ý nghĩa khác nhau của từ, màu xanh cho những từ có ý nghĩa tốt đẹp, tích cực, màu đỏ hoặc vàng cho những từ có nghĩa tiêu cực, màu trung tính cho những từ không mang nghĩa xấu hay tốt.
5. Luôn mang flashcard bên mình
Điều đặc biệt của phương pháp học bằng flashcard là người học không cần bỏ ra một khoảng thời gian đặc biệt nhất định nào để xem lại.
Người học nên xem lại bộ flahcard của mình bất cứ khi nào và ở đâu khi có cơ hội, có thể là khi đang nghỉ ngơi, đang đi xe bus, đang xếp hàng chờ đợi… Người học nên thực hành việc xem lại bộ flashcard thường xuyên và tạo thói quen hàng ngày giống như việc đánh răng hoặc đi tắm.
6. Thay đổi thứ tự các tấm flashcard
Người học nên xáo trộn các tấm flashcard sau mỗi lần ôn tập. Nếu người học luôn ghi nhớ thông tin trên flashcard theo 1 thứ tự sẽ khiến họ khó có thể nhớ được 1 thông tin nào đó khi nó nằm trong 1 tình huống khác và không còn theo thứ tự đã học.
7. Đánh dấu flashcard
Khi học bằng flashcard, người học có thể đánh dấu các tấm flashcard đã được ghi nhớ, sau 2-3 lần đánh dấu, những tấm flashcard đó có thể được để sang một bên và ôn lại sau 1 thời gian dài hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *