Phát triển trình độ tiếng Anh của trẻ qua thơ ca

Để bé có thể tự sáng tác một bài thơ ca, đặc biệt là tiếng Anh thì không phải là một điều dễ dàng. Bài viết này IGEMS sẽ hướng dẫn các bước để trẻ làm quen và tự sáng tác ra bài thơ của riêng mình.

Giới thiệu về thơ

Trước tiên, ba mẹ hãy lựa chọn những bài thơ mà bé sẽ thích, phù hợp với độ tuổi và trình độ của bé. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi ứng dụng thơ ca vào việc học tiếng anh trẻ em chính là để bé làm quen và cảm nhận được bài thơ đó nên ba mẹ cũng đừng nên bỏ qua những bài thơ mà mình nghĩ rằng bé sẽ không hiểu được, biết đâu những bài thơ đó lại hiệu quả với bé.

Nếu ba mẹ vẫn chưa tìm được những chủ đề, bài thơ cho bé, hãy thử tham khảo những trang web sau:
  • childrenspoetryarchive.org: Trang web này có rất nhiều bài thơ học tiếng anh cho trẻ em theo chủ đề quen thuộc. Ba mẹ có thể lựa chọn những chủ đề mà các bé đã học trên lớp hoặc chủ đề bé hứng thú.
  • poetryzone.co.uk : Với trang web này, ba mẹ sẽ tìm được rất nhiều bài thơ, bao gồm cả những bài được các bạn nhỏ sáng tác. Ngoài ra, trang web cũng cung cấp rất nhiều lời khuyên, đánh giá về thơ từ những giáo viên chuyên nghiệp.

Tìm kiếm ý tưởng

Đối với những bạn chưa từng làm thơ, ba mẹ và thầy cô có thể hướng dẫn, hỗ trợ các bé trước khi đến phần giới thiệu những thể loại thơ cho trẻ.

Trước tiên, hãy để trẻ tiếp cận với thể loại thơ đơn giản hay limericks – những bài thơ ngắn khoảng 5 câu, có yếu tố gây cười. Mục đích là để bé làm quen, hiểu về thơ một cách tự nhiên, không bị nhàm chán.

Ngoài ra, với những bé có trình độ tiếng Anh chưa cao, hãy lựa chọn những bài thơ không cần gieo vần bởi nếu cần gieo vần, sẽ gây khó khăn cho bé trong việc tìm những từ vừa có nghĩa, có vần phù hợp. Với những bé có vốn từ vựng, trình độ tiếng Anh cao hơn thì có thể giới thiệu tới các bé những bài thơ có vần điệu.

>>> Phương pháp giao tiếp nhập vai – điều kỳ diệu để học tiếng Anh hiệu quả

Khám phá, lựa chọn chủ đề

Nếu bé đã có chủ đề của riêng mình, hãy để bé tập trung suy nghĩ, triển khai chủ đề đó, nếu chưa, hãy gợi ý chủ đề cho bé. Nên lựa chọn những chủ đề thú vị, gần gũi như “school”, “home”.

Trước khi để bé tự viết, giáo viên hãy giới thiệu qua về chủ đề đó. Điều này sẽ giúp giáo viên nắm được sự hiểu biết của bé, từ đó gợi ý cho bé những ý tưởng mới mẻ. Nên khuyến khích các bé nghĩ rộng hơn thay vì chỉ tập trung vào chủ đề đã chọn.

Chẳng hạn khi bé nói về “home” – ngôi nhà, thầy cô có thể gợi ý cho bé về một ngôi nhà riêng hoặc những ngôi nhà chung trên khắp thế giới. Ngoài ra, “home” thậm chí cũng có thể là nhà cho động vật.
Bên cạnh đó, có một số hoạt động để kích thích trí tưởng tượng của các em như:
  • Những từ ngữ gợi đến hình ảnh của ngôi nhà như: gia đình, con đường quen thộc, văn hóa, thực phẩm, bữa cơm,..
  • Danh sách những vật dụng trong nhà như cửa, bàn, ghế, tranh,…
  • Những hoạt động thường làm khi ở nhà như nấu cơm, xem tivi, nghỉ ngơi,…
  • Những ngôi nhà của động vật như vườn cây, hang động, lồng,…
  • Những nơi mang lại cho bé cảm giác như ở nhà: làng quê, nông thôn, thị trấn,…

Cho bé thực hành

Hãy để trẻ lập kế hoạch cụ thể cho bài thơ của mình như lựa chọn tiêu đề, thể thơ, các nhân vật xuất hiện trong bài,…
Lập kế hoạch: Hãy cho bé thời gian và hỗ trợ bé lên kế hoạch cho bài thơ của mình. Bởi đây là giai đoạn bé cần khá nhiều sự giúp đỡ vì đây là hoạt động mới với trẻ.
Nhân vật: bé sẽ lựa chọn nhân vật trong bài thơ và lựa chọn sẽ đóng vai thứ 3 – một người quan sát và sau đó sẽ mô tả lại nhân vật hay sẽ tự kể lại câu chuyện của mình.
Hình thức: Không nên buộc bé phải lựa chọn một hình thưc bài thơ quá cụ thể hay phức tạp. Thơ ca bắt nguồn từ tâm hồn trẻ, nên hãy để bé tự do thể hiện ý tưởng của mình. Giáo viên hãy khuyến khích bé viết trước một bản nháp dưới dạng thơ tự do hoặc văn xuôi.

Viết lại: Để bé đọc lại bản nháp và chỉnh sửa lại những ý cần thiết trước khi có được một bài thơ hoàn chỉnh. Những điều các bé cần chú ý như:

  • Sắp xếp lại các dòng, câu đầu và câu kết thúc cần có sự nhấn mạnh
  • Chỉnh sửa, thay thế những từ không có nghĩa bị lặp lại nhiều lần trong bài
  • Đảm bảo độ dài mỗi câu, mỗi dòng và sự xuất hiện của các từ
  • Những từ như “can”, “and” “it” có thể được lược bỏ, thay thế bằng dấu “phẩy”
  • Kiểm tra, đảm bảo sử dụng đúng các thì trong tiếng Anh

Đọc thơ

Sau khi bé hoàn thành một bài thơ, hãy để bé thực hành đọc to bài thơ đó. Hoạt động này vừa rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh, vừa nâng cao sự tự tin của trẻ, là nền tảng để bé tự tin chinh phục những chứng chỉ Cambridge tiếng Anh sau này. Nếu có thể, giáo viên hãy ghi âm lại bài thơ bé đọc, thêm hiệu ứng âm thanh, nhạc nền để gia tăng sự thích thú cho bé.

Bài viết trên IGEMS đã giới thiệu đến giáo viên và ba mẹ cách học tiếng anh với bé qua hoạt động làm thơ. Hy vọng các bé sẽ thỏa sức sáng tạo để có được những bài thơ thật hay nhé!