Bí quyết rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ

Kỷ luật là gì?

Kỷ luật là quá trình dạy bé những hoạt động nào là nên làm và những hành vi nào không nên làm. Nói theo cách khác, kỷ luật chính là dạy bé các quy tắc. Có rất nhiều phương pháp để rèn luyện tính kỷ luật như đưa ra lời khuyên, hỗ trợ các bé, đôi khi hình phạt cũng là một phương pháp hiệu quả. Lý thuyết có vẻ đơn giản nhưng nhiều ba mẹ cũng gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu rèn luyện tính kỷ luật cho bé. 

Lợi ích khi rèn luyện tính kỷ luật cho bé

Kỷ luật là một kỹ năng rất cần thiết cho sự phát triển, ảnh hưởng đến thành công sau này của bé. Khi có kỷ luật, bé sẽ biết được đúng – sai, hình thành được đạo đức của trẻ. 

Kỷ luật sẽ giúp bé nhận thức được những hành động bé làm có được chấp nhận không. Bé sẽ học được cách tôn trọng người khác và thậm chí là tôn trọng cả bản thân mình nếu kỷ luật được thực hiện công bằng và xuất phát từ sự yêu thương của ba mẹ.

Lưu ý rằng kỷ luật không phải là gián tiếp lợi dụng quyền của ba mẹ, sử dụng những biện pháp khắc nghiệt để dạy trẻ. Áp dụng những phương pháp nuôi dạy bé, kỷ luật đúng độ tuổi, phù hợp với tính cách, hoàn cảnh gia đình sẽ giúp bé phát triển nhân cách đạo đức tốt. 

Phương pháp rèn luyện tính kỷ luật cho bé

Dạy bé từ nhỏ

Thói quen và nhận thức chính là hai yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của một người. Để khi lớn lên, bé trở thành một người có kỷ luật, biết tuân thủ những nguyên tắc của vản thân, xã hội thì ba mẹ hãy dạy bé khi còn nhỏ.

Ở độ tuổi còn nhỏ, những phương pháp, hoạt động rèn tính kỷ luật cho bé được thực hiện từ những hành động nhỏ, thường ngày như đi ngủ đúng giờ, tuân thủ đúng thời gian xem phim được cho phép, tự đặt thời gian để hoàn thành công việc,..

>>> Phương pháp Montessori – thực hành cuộc sống cho bé

Thái độ kiên quyết

Giống như nhân cách, tính kỷ luật của một người được hình thành và rèn luyện trong một quá trình dài. Để trở thành một người sống kỷ luật thì bé cần phải duy trì những nguyên tắc mà ba mẹ và bé đã đặt ra trước đó. Nếu bỏ qua 1,2 lần thì sẽ hình thành thói quen, dần dần những nguyên tắc sẽ bị phá vỡ.

Với gia đình có nhiều anh chị em thì ba mẹ hãy linh hoạt, đưa ra những quy tắc phù hợp với từng bé, tránh trường hợp không công bằng, thiên vị. Bởi khi đó bé sẽ cảm thấy hụt hẫng, thất vọng, hình thành tư tưởng chống đối và ảnh hưởng rất xấu tới mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. 

Ba mẹ chính là tấm gương của bé

Ba mẹ chính là người bé tiếp xúc nhiều nhất, là tấm gương để bé học tập trong suốt quá trình phát triển của mình. Do vậy muốn bé hình thành tính kỷ luật thì ba mẹ cũng cần thực hiện tính kỷ luật trước tiên.

Không bé nào sẽ tự dọn dẹp phòng của mình nếu ba mẹ chúng để nhà cửa bừa bộn.Do vậy ba mẹ chính là người để các bé noi theo, tạo động lực cho bé. Mỗi khi thực hiện tốt, ba mẹ hãy cho bé một phần thưởng, ngược lại nếu bé làm sai, hãy áp dụng cách xử phạt hợp lý.

Lắng nghe, tôn trọng ý kiến con

Những nguyên tắc cũng cần được xây dựng từ ý kiến của bé. Ba mẹ hãy lắng nghe những chia sẻ, quan điểm của con để từ đó cân bằng được những nguyên tắc dựa trên sự đồng tình của cả bé và ba mẹ thì bé mới sẵn sàng thực hiện.

Ngoài ra những nguyên tắc không nên quá, cứng nhắc, áp đặt. Nếu ba mẹ làm chưa tốt, hãy thẳng thắn nhận lỗi. qua cách này cũng giúp bé biết cách nhận lỗi, từ đó hoàn thiện bản thân. 

Kỷ luật khi học tiếng Anh với bé

Kỷ luật không chỉ trong những hoạt động thường ngày cuộc sống mà còn phải rèn luyện tính kỷ luật trong học tập. Bé sẽ phải tự giác học tiếng anh mỗi ngày, lập kế hoạch, làm bài tập đầy đủ, lên lớp đúng giờ, không quay cóp,…

Ba mẹ cũng đừng quên học tiếng Anh với bé, đồng hành cùng bé trong hành trình chinh phục tiếng anh và những chứng chỉ Cambridge, IELTS,… để tạo nền tảng vững chắc cho tương lai sau này. 

Kỷ luật không phải là sự áp đặt, kỷ luật phải được xây dựng từ tình yêu thương và sự thỏa thuận, đồng tình của ba mẹ và bé. Hy vọng với những chia sẻ trên, ba mẹ đã “bỏ túi” được những thông tin hữu ích và lựa chọn phương pháp rèn luyện tính kỷ luật cho bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0359931252