Việt hóa khi phát âm tiếng Anh
Rất nhiều người và không ít lối dạy truyền thống dạy học sinh Việt hóa phát âm tiếng Anh để giúp học sinh dễ đọc hơn. Tuy nhiên điều này dẫn đến sai lầm là phát âm sai, tạo thành thói quen khó sửa và người khác sẽ không hiểu mình nói gì. Ví dụ như âm /ei/ nhiều người đọc thành “ê”, “ây” như “date” đọc thành “đết”. Để học tiếng Anh hiệu quả, cần học phát âm tiếng Anh cho trẻ em chuẩn theo bảng phiên âm IPA đồng thời học theo nguồn chuẩn xác để tránh lỗi sai này.
Phát âm thiếu âm cuối
Một lỗi dễ nhận thấy nhất là nhiều người phát âm tiếng Anh thiếu âm cuối. Điều này xuất phát từ việc tiếng Việt vốn không có âm cuối nên người Việt cũng thường bỏ qua điều này ở tiếng Anh. Tuy nhiên lỗi sai này rất dễ dàng dẫn đến việc gây hiểu sai, gây khó cho người nghe khi phải đoán ý hoặc thậm chí người khác không thể hiểu được mình đang nói gì. Còn trong bài thi, lỗi sai này sẽ là điểm trừ lớn với thí sinh.
Ví dụ như từ “like” (thích) và “lie” (nói dối) có phiên âm lần lượt là /laik/ và /lai/. Hai từ này phát âm đều giống nhau ở âm đầu và âm giữa nhưng khác nghĩa nhau nên nếu không bật âm cuối của từ “like” sẽ rất dễ gây hiểu lầm. Hay điển hình nhất là danh từ số ít và số nhiều, có không ít người phát âm thiếu âm /s/ ở cuối.
>>> 5 phương pháp dạy phát âm tiếng Anh cho trẻ em
Không phân biệt được nguyên âm ngắn và dài
Trong khi tiếng Việt chỉ có nguyên âm đơn thì nguyên âm trong tiếng Anh gồm hai dạng: nguyên âm ngắn và nguyên âm dài. Hai âm này có sự khác biệt về cách phát âm và nghĩa của từ. Do cách đọc khá khó phân biệt nên người Việt thường dễ nhầm lẫn về hai loại âm này. Cách phân biệt hai âm này là nguyên âm dài được đọc rõ và nhấn trọng âm, còn nguyên âm ngắn thường được đọc lướt.
Ví dụ như âm /i:/ và /i/ là cặp từ rất dễ gây “rối não”. Có thể bắt gặp hai âm này ở các cặp từ như seat /si:t/ và sit /sit/, leave /li:v/ và live /liv/.
Không nối âm, nuốt âm
Khi đọc từng chữ riêng lẻ, từ tiếng Anh cần đọc to, rõ ràng, đầy đủ âm tiết. Tuy nhiên, khi đọc thành câu, người bản xứ thường có xu hướng nối âm, nuốt âm để câu được liền mạch, trôi chảy, dễ nói hơn. Cụ thể là người nói sẽ nối âm cuối của từ trước với âm đầu của từ sau với nhau. Còn nuốt âm là bỏ đi một hay nhiều âm trong từ, có thể là nguyên âm hoặc phụ âm. Với người mới học, sẽ rất khó để nghe việc nối âm và nuốt âm. Cách khắc phục trong quá trình học phát âm tiếng anh cho trẻ em là hãy nghe thật nhiều, kết hợp với phương pháp shadowing (bắt chước lại y hệt lời người khác nói) để luyện nghe và nói chuyện trôi chảy như người bản xứ.
Ví dụ:
- Nối âm: Từ “like it” phiên âm là /laik/ /it/ sẽ được nối âm thành /laik‿it/.
- Nuốt âm: Từ “police” phiên âm là /pəˈliːs/ nhưng thường được lược bỏ âm /ə/ và đọc là /pˈliːs/.
Không dùng ngữ điệu, trọng âm
Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu nên khi giao tiếp, các âm từ lên xuống tạo nên nhịp điệu cho câu. Chẳng hạn như “hoa, hóa, hỏa, họa, hòa” tuy vần giống nhau nhưng có dấu khác nhau nên khi phát âm vẫn tạo sự khác biệt về thanh điệu. Ngược lại, các từ trong tiếng Anh không có thanh điệu mà thay vào đó sẽ nhấn nhá bằng trọng âm, ngữ điệu. Việc bỏ qua trọng âm, ngữ điệu khiến câu nói thiếu tự nhiên, cứng nhắc và có thể gây hiểu sai ý cho người nghe.
Ví dụ: Từ “reject” có hai nghĩa là phế phẩm và từ chối. Trọng âm nhấn vào âm thứ nhất /ˈriː.dʒekt/ thì nghĩa là phế phẩm, nhấn vào âm thứ hai /rɪˈdʒekt/ là từ chối. Nếu phát âm sai sẽ dẫn đến sai ý, gây khó khăn cho người nghe.
Việc lựa chọn nguồn, nơi học tiếng Anh chuẩn là rất cần thiết khi học tiếng Anh, nhất là với người mới bắt đầu. Tại IGEMS, học viên có thể học tiếng Anh trực tuyến ngay tại nhà với các khóa học giao tiếp, kèm 1-1 với người bản xứ. Ngoài ra, trung tâm luyện thi Cambridge – chứng chỉ tiếng Anh chuẩn quốc tế phù hợp cho các bạn nhỏ 5-15 tuổi đang được nhiều ba mẹ lựa chọn để giúp con nâng cao trình độ tiếng Anh.