Theo một nghiên cứu được công bố mới đây cho thấy, việc học Tiếng Anh đã làm thay đổi chất xám tại vùng não bộ chứa thông tin. Lượng chất xám trên vùng não trái của những người biết Tiếng Anh cao hơn so với người chưa từng học Tiếng Anh. Rõ ràng là não có khả năng thay đổi cấu trúc khi được kích hoạt.
Trẻ em được tiếp xúc với Tiếng Anh hay dạy Tiếng Anh cho trẻ từ độ tuổi mẫu giáo đến tiểu học có tỉ lệ thành công cao hơn khi học các môn khác. Các em phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn, nói và viết tiếng mẹ đẻ chuẩn hơn, và cũng dễ dàng tiếp xúc với các nền văn hóa khác.
Vì sao trẻ em nên biết thêm tiếng Anh?
Nhiều chuyên gia cho rằng khi quá độ tuổi từ 7 đến 15, con người đã phần nào giảm đi khả năng nghe hiểu và sao chép các âm mới, mà đây lại là nên tảng để tạo nên cách phát âm chuẩn cho một ngôn ngữ. Khi còn nhỏ nhất là giai đoạn 3-5 tuổi, nếu trẻ em bộc lộ rõ sở thích học Tiếng Anh sẽ có năng khiếu xâu chuỗi các từ với nhau cho thành nghĩa và phát âm chuẩn xác chỉ đơn giản bằng cách tiếp nhận ngôn ngữ nói. Theo tạp chí Wall Street, học Tiếng Anh khi đã lớn tuổi sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc học từ bé.
Những người học Tiếng Anh từ nhỏ có khả năng đặc biệt để khi lớn lên có thể sử dụng Tiếng Anh thông thạo như tiếng mẹ đẻ. Tờ Chicago Tribune cũng kết luận xác đáng rằng bộ não trẻ em có một khả năng đặc biệt dành cho việc nắm bắt ngôn ngữ. Khả năng này suy giảm dần theo thời gian bởi các thay đổi trong quá trình phát triển não bộ. Học Tiếng Anh từ bé còn mang lại nhiều lợi ích như phát triển khả năng phân tích suy luận logic, đặc biệt là học giỏi môn toán học.
Học phải như chơi
Trẻ em nên học Tiếng Anh từ nhỏ để có thể nắm vững ngôn ngữ. Các em thực sự phấn khích với phương pháp dạy học mang tính “học mà chơi, chơi mà học”. Điều này trái ngược hẳn với cách người lớn học Tiếng Anh khi cứ cố nhồi nhét mọi kiến thức cùng lúc với khối lượng từ vựng vô biên và cách sử dụng động từ phức tạp!
Với trẻ em thì khác, không cần nhớ bất kỳ một quy tắc nào về động từ, tính từ hay trạng từ. Các em học thông qua trò chơi ngôn ngữ. Do đó, trẻ chỉ đơn giản là bắt chước và lặp đi lặp lại các từ, cụm từ và câu. Trẻ em nắm bắt Tiếng Anh bằng cách tiếp thu. “Tốt nhất nên để trẻ học Tiếng Anh từ nhỏ, vì khi đó trẻ có nhiều thời gian, hoàn toàn hứng khởi, và không phải chịu áp lực như người lớn”.
Khi đã quen với cách học thông qua các hoạt động vui chơi thì sau đó trẻ có thể học bất kỳ ngôn ngữ nào. Bằng các trò chơi, bài hát, sáng tạo, nghệ thuật tham gia đóng kịch, kể chuyện, trẻ em tiếp thu một cách hoàn toàn tự nhiên và bắt đầu sử dụng Tiếng Anh mà không phải chịu một sức ép nào.