1. Tâm lý ”Tôi biết rồi”
Tâm lý này xảy ra quá thường xuyên, dù nhiều người không thể hiện ra những vẫn tồn tại trong tư tưởng. Khi đi học các khóa phát âm, giao tiếp tiếng Anh, học đến từ nào cũng thấy ”Biết rồi”. Bạn cần loại bỏ kiểu suy nghĩ này ra ngay khỏi đầu. Vì bạn đã biết nhưng bạn lại không biết chuẩn. Những cách nói, phát âm trước đây của bạn là sai và cần được sửa chữa. Nếu bạn không tạo được tâm lý học hỏi, mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
2. Phụ thuộc vào từ vựng
Đa số người Việt học từ vựng tiếng Anh qua sách vở trước khi biết cách phát âm của nó. Chúng ta đã ám ảnh cách phát âm được dạy sai qua nhiều năm tháng, dẫn đến không thể chấp nhận một cách phát âm mới cho chúng. Ví dụ, bạn thường phát âm sai các từ như ”black”, ”bed”, ”bus”, ”cat”,… từ khi học tiểu học. Mỗi khi nhìn thấy các từ này, bạn sẽ bật ra cách nói như một thói quen. Học phát âm qua từ vựng là cách học tai hại gây cản trở lớn tới hệ thống phát âm của người Việt. Lẽ ra trước khi học từ vựng, bạn nên được học bảng phiên âm trước. Nếu muốn thay đổi, chỉ có cách học lại từ đầu.
3. Sự khác biệt về cách chia âm tiết
Trong tiếng Anh, người ta chia âm tiết theo 46 phiên âm của bảng quốc tế IPA. Còn tiếng Việt lại theo một hệ thống khác và từ ngữ được ghép nối bằng cách ghép vần. Người Việt khi học tiếng Anh cũng thực hiện ghép vần theo cách tương tự, dẫn đến phát âm sai. Ví dụ như nhiều từ vựng thực chất có âm tiết khác với bạn nghĩ: ”chaos”, ”vegetable”, ”catalogue”,… Do trong tiếng Anh có 1 số vần là ”edge” và ”ogue” mà chỉ phát âm 1 lần. Đó là lí do hầu như người Việt sẽ mắc lỗi phát âm ở những từ vựng này.
4. Không nghe nhiều nguồn phát âm chuẩn
Nhiều người không có khái niệm nghe tiếng Anh chuẩn bao giờ. Họ nói tiếng Anh theo kiểu nghe người khác và nói theo. Mà những người họ học hỏi thì hầu như đều phát âm sai. Và cứ thế, luồng phát âm Vietlish trở thành phong trào. Khi điều gì đó sai nhưng được số đông sử dụng thì ngẫu nhiên nó sẽ thành đúng. Lười nghe, lười giao tiếp tiếng Anh lại là một nguyên nhân nữa khiến người Việt khó sửa cách phát âm.
5. Không để tâm quá nhiều
Đã bao giờ bạn nghe thấy một người nói sai, bạn muốn sửa giúp họ và bảo: “Bạn nên nói như thế này mới đúng” Họ đọc theo bạn nhưng sau đó vẫn tiếp tục phát âm sai. Lí do là bởi bản thân chúng ta còn không xác định được sự nguy hiểm của việc phát âm sai đó là gì. Hầu như mọi người đều có suy nghĩ. ”Ôi dào, phát âm thế nào mà chẳng được, hiểu là được rồi, đơn giản qua loa thôi chứ cần gì cầu kỳ quá”. Xin thưa chẳng có gì cầu kỳ ở đây cả! Mà là bạn đang nói sai, và cũng không ai hiểu được khi phát âm như thế.
6. Ảnh hưởng từ môi trường
Môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng phát âm của người Việt. Mà hầu hết những người họ giao tiếp cùng cũng phát âm sai. Thực tế đã chứng minh dù bạn phát âm như thế nào, khi sống lâu trong một môi trường khác thì khả năng bị nhiễm và nói theo đồng loại là rất cao. Ví dụ, bạn là người Hà Nội, khi sống lâu trong Sài Gòn, bạn cũng sẽ có ngữ âm tương tự người Sài Gòn. Lý do này cũng tác động không nhỏ tới quá trình cải thiện phát âm của người Việt.