Tìm hiểu về phương pháp giáo dục Steiner

Phương pháp Steiner

Phương pháp Steiner (Waldorf) là phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non được nghiên cứu bởi Rudolf Steiner Joseph Loen – một nhà kiến trúc sư, triết học, tư tưởng xã hội người Áo

Trước đó, phương pháp Steiner phát triển ở những nước châu Âu và dần lan sang Việt Nam. Phương pháp này được áp dụng với trẻ mầm non sẽ mang lại hiệu quả nhất.

Trong những năm tháng đầu đời, phương pháp Steiner sẽ giúp các bé học tập, vui chơi bằng cách tạo một môi trường lý tưởng để bé khám phá thế giới thông qua những hoạt động, những trò chơi thú vị.

Mục tiêu cuối cùng mà phương pháp Steiner hướng tới là để bé có những cảm giác và trải nghiệm với môi trường và thế giới xung quanh.

Ưu, nhược điểm của phương pháp giáo dục Steiner

Ưu điểm

Đây là phương pháp giáo dục được đánh giá cao vì chú trọng đến sự phát triển trí não, tăng khả năng tư duy, sáng tạo và sở thích của bé.

Các trường mầm non khi áp dụng phương pháp Steiner sẽ quan tâm đến 3 yếu tố chính là: Suy nghĩ, ý chí, cảm xúc. Tạo nên một môi trường giáo dục thân thuộc, an toàn cho bé. Lớp học sẽ phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo của bé, khuyến khích bé thoải mái mơ mộng với không gian cổ tích muôn vàn sắc màu.

Những hoạt động trải nghiệm thực tế, trò chơi tập thể sẽ giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội một cách tự nhiên nhất.

Nhược điểm

Theo một số chuyên gia nhận định, phương pháp này tạo một môi trường quá thoải mái với bé. Tuy môi trường này sẽ giúp bé hình thành những kỹ năng tốt, trách nhiệm và tình yêu với những thứ xung quanh nhưng cũng có thể khiến bé thiếu tính kỷ luật, vui chơi thoải mái mà không có sự răn đe nào.

Ngoài ra quan điểm bé hoàn toàn được chơi thoải mái cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Do đó phương pháp này không được áp dụng tại nhiều trường.

Ba mẹ cần dành thời gian để hiểu bé, tìm được thế mạnh, đam mê của bé, từ đó có những định hướng giáo dục riêng, lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp.

>>> Xem thêm: Phương pháp rèn luyện tính kỷ luật cho con, ba mẹ nên nhớ

Những đặc trưng của phương pháp Steiner

Giáo viên sẽ đồng hành cùng trẻ

Trong phương pháp giáo dục Steiner, giáo viên chính là tấm gương sáng cho các bé noi theo, học tập. Thầy cô sẽ hướng dẫn, làm mẫu một cách rõ ràng, chi tiết và các bé sẽ làm theo. Vì vậy thầy cô hãy luôn kiên nhẫn và bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách thấu đáo nhất.

Bé sẽ được vui chơi hoàn toàn

Theo nghiên cứu của Steiner, trong những năm đầu phát triển của bé, ba mẹ không nên quá chú trọng đến việc học anh văn cho trẻ em mà hãy để bé vui chơi thỏa thích. Đây chính là giai đoạn vàng để bé tự tự khám phá thế giới và khai thác những tài năng tiềm ẩn của bé.

Trong thời gian hiện đại, thay vì để bé tiếp xúc quá nhiều với những thiết bị điện tử như IPAD, tivi, điện thoại,… thì ba mẹ hãy khuyến khích các bé tham gia những hoạt động vui chơi ngoài trời. Điều này không chỉ giúp bé rèn luyện thể chất, phát triển não bộ mà còn hạn chế tình trạng bé nghiện tivi, điện thoại.

Các hoạt động lặp lại

Với phương pháp giáo dục này, các trường mầm non sẽ thiết kế chương trình học với những hoạt động lặp lại như ca hát, vẽ tranh, trồng cây,… Việc này sẽ hình thành những thói quen tốt cho trẻ.

Môi trường giáo dục nhẹ nhàng

“Một trạng thái mơ màng” là cụm từ được gọi tên cho giai đoạn đầu đời của bé. Bởi trong giai đoạn này, bé chưa nhận thức rõ được bản thân và những thứ xung quanh. Do vậy để bé phát triển tự nhiên nhất, ba mẹ hãy xây dựng một môi trường học tập, vui chơi thật tự nhiên và lành mạnh, những hoạt động như ca hát, vẽ tranh,…

Phát huy tối đa khả năng sáng tạo của bé thông qua những học cụ

Với những trường mầm non áp dụng phương pháp giáo dục Steiner, học cụ của các bé sẽ không quá đa dạng, thậm chí chỉ là một khối gỗ đơn giản. Những đồ chơi sẽ làm từ những nguyên liệu tự nhiên và không sử dụng nhựa nhân tạo. Những học cụ này thường khá đơn giản để phát triển tối đa trí tưởng tượng, sự sáng tạo của bé. 

Bài viết trên IGEMS đã giới thiệu đến ba mẹ phương pháp giáo dục Steiner. Phương pháp này áp dụng hiệu quả với các bé mầm non. Ngoài ra giai đoạn này cũng là giai đoạn để các bé bước đầu làm quen với tiếng Anh, vì vậy nếu ba mẹ áp dụng linh hoạt những hoạt động với việc học tiếng anh với bé ngay tại nhà thì việc học tiếng Anh của bé sau này hay quá trình luyện thi các chứng chỉ Cambridge cũng dễ dàng hơn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *