Phụ huynh cần đổi mới tư tưởng khi cho con học tiếng Anh
Trước kia có nhiều phụ huynh và cách giáo dục ở nhà trường thường cho rằng với lứa tuổi mầm non, tiểu học thì chỉ cần cho các bé tiếp xúc nghe, nói giao tiếp học tiếng Anh với người nước ngoài bằng tiếng Anh là được rồi. Tuy nhiên giờ những tư tưởng đó lại hoàn toàn là chưa đúng với lớp trẻ hiện nay, vì khi chỉ chú trọng về giao tiếp thì bé lại bị hổng nhiều về kiến thức ngôn ngữ, khó diễn đạt ý khi sử dụng ngôn ngữ
Chính vì thế các mẹ phải giúp các bé học tiếng Anh một cách toàn diện về nghe, nói, đọc, viết tích lũy vốn từ vựng, ngữ pháp để bé có thể làm chủ ngôn ngữ tiếng Anh này. Đặc biệt nếu bạn rèn luyện cho bé được tính tự giác, hình thành những thói quen tốt trong quá trình học thì sẽ giúp bé phát triển trong tương lai
Bạn nên cho bé học tiếng Anh ở độ tuổi nào?
Theo những nghiên cứu của những chuyên gia ngôn ngữ tiếng Anh cho rằng đối với quá trình học tiếng anh cho trẻ nhỏ thì nên cho trẻ học càng sớm càng tốt. Vì sao lại nên cho trẻ tiếp xúc sớm với tiếng Anh ? Quan điểm học tiếng Anh ngày nay đã có nhiều sư thay đổi không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia trên thế giới. Để có một nền tảng tiếng Anh toàn diện, vững chắc thì không phải ngày một ngày hai là có thể có được mà các bé cần có sự làm quen, tiếp xúc từ rất sớm. Và thời điểm lý tưởng nhất để dạy tiếng Anh cho bé, giúp bé bắt đầu làm quen với tiếng Anh là 4 – 6 tuổi, ở độ tuổi này bạn nên cho trẻ tích lũy về kỹ năng nghe và nói trong tiếng Anh. Khi bé ở giai đoạn từ 9 – 10 tuổi thì cho bé học ngữ pháp, vốn từ vựng vì trong giai đoạn này thì những kiến thức , nhận thức của bé phần nào cũng đủ để hiểu được để có thể có những lý giải về những lý thuyết ngữ pháp cơ bản đã học. Phương pháp và nội dung đào tạo này sẽ giúp các bé có khả năng sử dụng tiếng Anh một cách toàn diện hơn thay vì chỉ sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp.
Có nên cho trẻ học tiếng Anh với người nước ngoài?
Với lứa tuổi tiểu học thì các bé nắm bắt rất nhanh và dễ dàng nâng cao trình độ của mình ở những cấp học cao hơn. Chính vì thế khi ở độ tuổi tiểu học thì nên cho bé tiếp xúc với người nước ngoài để bé có thể học tập được về ngữ điệu nói tiếng Anh, phát âm chuẩn tiếng Anh…
Nếu xét về kiến thức tiếng Anh thì giáo viên bản ngữ chắc chắn có ưu thế vượt trội hơn. Bên cạnh đó họ còn được đào tạo về kỹ năng sư phạm ở những trường đại học danh tiếng trên thế giới nên sẽ được tiếp cận với phương pháp giảng dạy hiện đại và tiên tiến.
Phương pháp giảng dạy của giáo viên nước ngoài cũng khuyến khích các em phát huy tính chủ động trong học tập. Khi có những vấn đề không rõ thì các em buộc phải sử dụng vốn tiếng Anh của mình để hỏi thầy cô. Qua đó thì sẽ hình thành thói quen dùng tiếng Anh tự tin hơn đối với trẻ.
Khi trẻ dưới 6 tuổi, ngoài việc cho con tham gia các chương trình học tiếng Anh thì các bậc phụ huynh cũng có thể giúp trẻ kích hoạt tiếng Anh với một liều lượng hợp lý qua các bài hát, bài thơ, trò chơi bằng tiếng Anh gắn với các sinh hoạt hàng ngày. Khi trẻ đến độ tuổi học là mẫu giáo và tiểu học thì bố mẹ cũng nên tổ chức các trò chơi tương tác bằng tiếng Anh giúp trẻ củng cố những kỹ năng giao tiếp đã học ở trường lớp, trong đó, trẻ đóng vai trò chủ động.