Với xu thế hội nhập hiện nay, ngoại ngữ mở ra những cánh cửa mới để trẻ tiếp cận và cập nhật nguồn tri thức từ khắp nơi trên thế giới. Phát triển ngoại ngữ cho trẻ em mang lại những lợi ích vô cùng to lớn, bởi ngôn ngữ sẽ tác động trực tiếp và giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Kết quả nghiên cứu “Những kỹ năng tuyệt vời của người học song ngữ” (The superior social skills of bilinguals) từ Giáo sư Tâm lí học và Phát triển con người tại trường Đại học Cornell, Katherine Kinzler, ra mắt năm 2016, cho thấy rằng việc trẻ sớm tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai sẽ hình thành những kỹ năng xã hội và giao tiếp.
Tiếp cận với tiếng Anh từ sớm là một lợi thế
Giữa rất nhiều ngôn ngữ, tiếng Anh được xem là ngoại ngữ phổ biến nhất và là phương pháp hữu hiệu giúp trẻ từ 3 đến 6 tuổi thông minh hơn, đồng thời sẽ trở thành kỹ năng quan trọng theo cùng trẻ trên nhiều chặng đường tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh, nhiều bậc phụ huynh đã nghĩ đến việc đầu tư tiếng Anh cho con ngay từ khi còn rất nhỏ.
Thông thạo một ngôn ngữ khác chưa bao giờ là điều dễ dàng và việc tạo lập thói quen phản xạ với ngôn ngữ cũng là một thách thức. Trẻ chỉ có thể học tốt khi cảm nhận và phản xạ tốt, sự thích thú gia tăng mới có thể tiến bộ nhanh hơn. Vì thế, việc thường xuyên tạo ra những hoạt động vừa học vừa chơi trở nên cần thiết trong suốt quá trình hình thành ngôn ngữ cho trẻ và nhất là khi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.
Cải thiện phản xạ với tiếng Anh cho trẻ thông qua hình ảnh
Bộ não của chúng ta có khả năng ghi nhớ tốt hơn đối với hình ảnh nên hãy sử dụng những hình ảnh minh họa liên quan đến bài học tiếng Anh mà bạn mong muốn trẻ ghi nhớ. Đặc biệt với trẻ nhỏ, đây là độ tuổi luôn tò mò và hứng thú với thế giới xung quanh, do vậy các hình ảnh đa dạng màu sắc thực sự rất thu hút. Quá trình học tiếng Anh thông qua hình ảnh sẽ giúp trẻ vừa học cách quan sát lại vừa học cách tư duy, vận dụng kiến thức thực tiễn hỗ trợ cho việc ghi nhớ tốt hơn.
Do vậy, khi nhìn thấy một bức tranh hay hình ảnh ở đâu đó, bạn có thể hỏi để trẻ chia sẻ về những điều chúng thấy trong bức tranh đó bằng những từ đơn giản đã biết. Chỉ cần mỗi ngày một chút như vậy cũng sẽ giúp trẻ tích lũy được vốn từ vựng và kiến thức bằng tiếng Anh thông qua các hình ảnh xung quanh.
Sáng tác một câu chuyện hay đoạn hội thoại từ ngữ cảnh
Sáng tác ra một câu chuyện hay đoạn hội thoại là hình thức học ngôn ngữ (tiếng Anh là một ví dụ) thông qua việc đặt người học vào ngữ cảnh hoặc chủ đề cụ thể, thường gặp trong đời sống nhằm giúp trẻ luyện tập khả năng suy luận ngữ nghĩa khi gặp một từ mới hoặc thành ngữ mới. Đây là một trong những cách học tiếng Anh rất phổ biến hiện nay và được đánh giá mang lại hiệu quả tích cực cho người học. Riêng với trẻ nhỏ, phương pháp học này cần có sự hỗ trợ từ bố mẹ trong việc tạo ra những ngữ cảnh quen thuộc, gần gũi với hiểu biết của con. Chẳng hạn bố mẹ đóng vai là người bán hàng, trẻ là người mua hàng. Khi được đặt trong một hoàn cảnh cụ thể trẻ sẽ buộc phải suy nghĩ, động não để cuộc giao tiếp, cuộc hội thoại đạt được kết quả tốt nhất.
Sử dụng âm nhạc và những bài hát
Theo Super Simple Songs – một kênh YouTube nổi tiếng thế giới về các bài hát dành cho thiếu nhi: “Trẻ em sẽ dễ dàng học được từ mới, cấu trúc ngữ pháp, và âm điệu của ngôn ngữ thứ hai, đơn giản vì chúng thích hát và nhại theo bài hát một cách chuẩn xác”. Do đó, các bậc phụ huynh có thể sử dụng những bài hát tiếng Anh từ đơn giản đến phức tạp liên quan tới những con số, chữ cái, bộ phận cơ thể, các bài liên quan tới cuộc sống hàng ngày cho trẻ nghe thường xuyên. Đây cũng là một cách để con yêu thích tiếng anh trẻ em hơn nhiều.
Thường xuyên sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong quá trình học tiếng Anh
Lâu nay, người Việt đã quen với cách học tiếng Anh thụ động ghi-đọc-chép, học từ vựng tiếng Anh bằng cách biết đi viết lại nhiều lần. Đó là một trong những hạn chế lớn, để khắc phục điều đó các chuyên gia khuyên nên dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả bài học theo cách dễ dàng hơn. Do đó, để tăng cường khả năng ghi nhớ câu từ của trẻ nhỏ, cha mẹ có thể thêm vài cử động và cử chỉ kèm theo cùng với các từ mới tiếng Anh. Điều này sẽ giúp trẻ dồn tất cả năng lượng của mình tập trung theo dõi mà không bị phân tán, tăng khả năng ghi nhớ từ vựng hiệu quả.
Xây dựng môi trường tương tác cho bé
Theo lời khuyên của các nhà tâm lý học: “Trẻ dễ dàng tiếp thu một ngôn ngữ hơn qua các hoạt động tập thể, đóng kịch, hoặc hát đồng ca trong suốt buổi học”. Trẻ thường có xu hướng học tập và dễ dàng bị ảnh hưởng từ những người xung quanh, đặc biệt là thầy cô và bạn bè. Điều này sẽ tạo cơ hội để trẻ học Tiếng Anh khi chúng phải tập trung chú ý làm theo hướng dẫn bằng tiếng Anh trong các trò chơi hay hoạt động tập thể.
Tuy nhiên, để đảm bảo hơn về kiến thức và chương trình học nhằm định hướng, tạo phản xạ tốt về tiếng Anh trong tương lai thì các bậc phụ huynh vẫn nên tham khảo những tiêu chí quan trọng khi tìm hiểu các trung tâm dạy tiếng Anh cho trẻ em. Một trong những tiêu chí quan trọng đó chính là môi trường 100% tiếng Anh. Tất nhiên những trung tâm có đội ngũ giáo viên là người nước ngoài thì con trẻ sẽ được tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.